Ngạc nhiên với độ cứng thép tấm DC11 sau khi xử lý nhiệt

Điều gì làm nên sự đặc biệt cho thép tấm DC11? Sau khi xử lý nhiệt độ cứng của DC11 sẽ như thế nào?

1. Thành phần hóa học nào ảnh hưởng tới độ cứng thép DC11 sau xử lý nhiệt

Bảng so sánh thành phầm hóa học của thép DC11 và SKD11

Bảng so sánh thành phầm hóa học của thép DC11 và SKD11

Nhìn vào bảng so sánh thành phần hóa học giữa thép DC11 và SKD11, ngoài hàm lượng thì sự có mặt Đồng (Cu) và Niken (Ni) trong DC11 là điểm cần được chú ý.

- Với tỉ lệ Cu chiếm 0,11% => giúp thép DC11 tăng khả năng hàn. Hơn nữa, Cu kết hợp với Ni giúp DC11 tăng thêm tính chống ăn mòn.

- Ni chiếm 0,09% – 0,21% => giúp tăng khả năng chống oxy hóa trong không khí, ngay cả khi trong môi trường nhiệt độ cao ( ≤ 500°C ). Giúp thép giảm khả năng bị ăn mòn với một số loại axit, độ bền cơ cao hơn các loại thép hợp kim khác.

Qua quá trình nghiên cứu, cũng như thực nghiệm sản phẩm trên thị trường, Sevit nhận thấy DC11 có những ưu điểm vượt trội như:

- Bề mặt gia công cắt gọt sáng, mịn;

- Sản phẩm được làm ra có thể chịu được độ mài mòn cao và độ dẻo dai tuyệt vời trong môi trường nhiệt độ tiêu chuẩn;

- Độ thấm tôi tốt, ứng suất tôi là thấp nhất;

- Độ cứng sau khi nhiệt luyện cao, đảm bảo được yêu cầu sử dụng đặt ra;

- Tuổi thọ sản phẩm cao hơn rất nhiều. Đặc biệt, có thể làm việc trong môi trường dập, cắt liên hoàn hay trong môi trường chịu va đập, tải trọng lớn.

==>>> Sản phẩm liên quan: Thép Tấm DC11 (Dày 16 Mm - Dày 36 Mm)

                                             Thép tròn đặc SKD11

2. Độ cứng thép DC11 sau xử lý nhiệt - Tôi chân không

Cũng như dòng thép SKD11, phương pháp xử lý nhiệt DC11 tốt nhất là tôi chân không. Nhờ hàm lượng hóa học phù hợp cũng như công nghệ tiên tiến của nhà sản xuất Daido, thép DC11 dễ dàng đạt được độ cứng phù hợp sau nhiệt luyện.

Trong trường hợp bạn cần độ cứng cao hơn 58–60 HRC, DC11 chính là sự lựa chọn hợp lý nhất dành cho các nhà suất.

Ngạc nhiên với độ cứng thép DC11 sau khi xử lý nhiệt

Ngạc nhiên với độ cứng thép DC11 sau khi xử lý nhiệt

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích bạn nên chọn độ cứng 58–60 HRC sau tôi chân không. Ở độ cứng này, thép DC11 đạt trạng thái hoạt động tốt nhất, tuổi thọ cao nhất và các cơ lý tính đạt tối ưu.

==>Bài viết liên quan: Thép DC11 làm khuôn Inox - lựa chọn tốt nhất cho sản phẩm của bạn

3. Lưu ý về độ cứng thép DC11 sau xử lý nhiệt 

Khi sử dụng DC11 làm khuôn dập nguội hay chi tiết máy, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên chọn độ cứng thích hợp. Hãy sử dụng độ cứng của chi tiết ban đầu, bạn sẽ có kết quả tốt nhất. Đừng lầm tưởng độ cứng càng cao, tuổi thọ càng cao. Thực tế chỉ ra rằng: sự phù hợp luôn hiệu quả cao nhất.

Một số độ cứng của chi tiết bạn có thể tham khảo khi sử dụng thép DC11:

- Thép DC11 làm dao băm gỗ thì độ cứng thích hợp nhất của con dao là 55 –57 HRC;

- Khuôn dập vỉ thuốc thì độ cứng thép DC11 vào khoảng 58–60 HRC;

- Dao chấn tôn bằng thép DC11 thì độ cứng phù hợp khoảng 58–60 HRC;

- Thanh trượt hoặc chi tiết chịu mài mòn được gia cố trên mặt phẳng và không chịu va đập thì độ cứng cần đạt ≥ 60HRC sẽ tốt nhất để không bị mài mòn quá nhanh.

Với những thông tin trên, Sevit hy vọng có thể giải đáp phần nào thắc mắc cho bạn về độ cứng thép DC1 sau xử lý nhiệt. Nếu chưa hài lòng với những điều này, đừng ngần ngại liên hệ số 0332 91 61 61 hoặc những thông tin dưới đây. Sevit luôn ở đây và sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Liên hệ với Sevit qua:

  * Hotline: 0332 91 61 61

  * Fanpage: Sevit Special Steel

  * Zalo: Sevit Special Steel