Độ cứng HB là gì? Quy đổi từ HB sang HRC

Một trong những tiêu chí quan trọng dùng để đo lường độ bền của thép chính là độ cứng. Và hiện nay có nhiều đơn vị đo được sử dụng bên cạnh HRC có thể kể đến như HB, HV, HRA, HRB, HRD.

Ngày hôm nay, hãy cùng Sevit tìm hiểu về một trong những đơn vị đo lường phổ biến hiện nay chính là độ cứng HB là gì và quy đổi từ HB sang HRC.

1. Định nghĩa về độ cứng

Độ cứng là một trong những đặc tính cơ bản của thép nói chung và thép đặc biệt nói riêng như SKD11, DC11, SKD61, SCM440H, … Vật liệu càng khó biến dạng thì độ cứng càng cao.

Độ cứng phản ánh tính chịu mài mòn, va đập của thép. Khả năng chống lại sự biến dạng của bề mặt khi ta tác động với một loại vật liệu cứng hơn phụ thuộc nhiều vào độ cứng.

2. Định nghĩa phương pháp đo độ cứng HB là gì?

Phương pháp đo độ cứng Brinell (HB) được phát minh bởi Johan August Brinell, một kỹ sư người Thụy Điển vào tháng 8 năm 1900.

Máy kiểm tra độ cứng HB

Máy kiểm tra độ cứng HB

Độ cứng Brinell (HB) được xác định bằng cách nhấn 1 khối cầu bằng thép cứng có đường kính bằng D trong khoảng thời gian nhất định, bi thép sẽ ăn sâu vào bề mặt thử. Trong phương pháp này chỉ số độ cứng là HB được xác định bằng áp lực trung bình, biểu thị bằng Newton (N) trên 1mm² diện tích mặt cầu do vết lõm để lại.

3. Định nghĩa Rockwell C (HRC)

Theo phương pháp đo này ta có 1 mũi kim cương có góc ở đỉnh là 120° và bán kính R = 0,2 (mm) hay viên bi thép được tôi cứng có đường kính 1/16, 1/8, 1/4, 1/2 inch được ấn lên bề mặt thép cần thử. Độ cứng được xác định bằng cách ta lần lượt tác dụng mũi kim cương hoặc viên bi với hai lực ấn nối tiếp.

Đối với Rockwell C (HRC) ta dùng mũi thử là mũi kim cương với lực ấn là 150 Kg  dùng để đo độ cứng trung bình và cao của thép đặc biệt như SKD11, DC11, SKD61, SCM440H sau khi nhiệt luyện.

4. Bảng quy đổi từ HB sang HRC

Độ cứng Brinell (HB)

Độ cứng Rockwell C (HRC)

Độ cứng Brinell (HB)

Độ cứng Rockwell C (HRC)

695

64

154

1

681

63

156

2

658

62

160

3

642

61

163

4

627

60

166

5

613

59

167

6

601

58

170

7

592

57

175

9

572

56

180

10

552

55

183

11

534

54

186

12

513

53

190

13

504

52

191

14

486

51

199

15

469

50

203

16

468

49

208

17

456

48

212

18

445

47

216

19

430

46

223

20

419

45

229

21

415

44

233

22

402

43

240

23

388

42

245

24

375

41

250

25

373

40

255

26

360

39

262

27

348

38

264

28

341

37

271

29

331

36

277

30

322

35

290

31

314

34

300

32

308

33

Ngoài HRC và HB thì các đơn vị đo độ cứng HV, HRA, HRB, HRD thường sử dụng cho các vật liệu mềm hơn mà HRC và HB đo không chính xác.

   ---> Đặt hàng thép tròn đặc SCM440H

   ---> Đặt hàng thép tấm DC11

   ---> Đặt hàng thép SKD11

   ---> Đặt hàng thép SKD61

   ---> Đặt hàng thép S50C

Trên đây là những thông tin về độ cứng HB là gì và quy đổi từ HB sang HRC. Hy vọng bài viết trên trong chuyên mục Góc chia sẻ của Sevit sẽ giúp ích được quý đọc giả trong quá trình lựa chọn phương pháp đo phù hợp.

Để biết thêm thông tin, quý độc giả vui lòng liên lạc trực tiếp với Sevit qua hotline 0332 91 61 61 để được tư vấn chi tiết nhé!

Sevit rất vui được giải đáp thắc mắc cho các quý độc giả!

Liên hệ với Sevit qua:

  * Hotline: 0332 91 61 61

  * Fanpage: Sevit Special Steel

  * Zalo: Sevit Special Steel