Tại sao các xưởng cơ khí dùng thép tấm DC11 làm dao chấn tôn?

Với nhu cầu sản xuất ngày càng tăng cao, chính vì thế yêu cầu kỹ thuật về vật liệu để làm dao chấn tôn cũng phải được cải tiến. Và thép tấm DC11 làm dao chấn tôn có đáp ứng được các yêu cầu sử dụng của các nhà sản xuất?  

Trong bài viết trước, Sevit đã từng cung cấp cho bạn các thông tin dao chấn tôn và thép SKD11. Qua quá trình làm việc thực tế, một số khách hàng hỏi Sevit: “Ngoài SKD11, dao chấn tôn còn có thể dùng mác thép gì?”. Để giải đáp câu hỏi này, chúng tôi đã nghiên cứu, trải nghiệm thực tế và nhận ra rằng thép tấm DC11 chính là vật liệu đặc biệt phù hợp, thậm chí có chất lượng cao hơn SKD11. Tại sao? Cùng Sevit giải đáp qua bài viết này nhé!

=> Bài viết liên quan: Lý do làm dao chấn tôn bằng thép tấm SKD11

Thép tấm DC11 làm dao chấn tôn cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Tại sao các xưởng cơ khí dùng thép tấm DC11 làm dao chấn tôn?

Tại sao các xưởng cơ khí dùng thép tấm DC11 làm dao chấn tôn?

Dao chấn tôn được dùng nhiều để cắt tôn cuộn, thép cuộn cán nguội nên mặt tiếp xúc rất nhỏ và dày. Vì vậy, chúng có độ cứng rất cao, kết hợp với độ dẻo của tôn khiến cho lực ma sát tăng cao. Từ đó bạn có thể thấy, dao chấn tôn sẽ tác động những lực rất lớn lên vật liệu cần cắt.

Yêu cầu kỹ thuật cho bộ dao chấn tôn về độ bén, độ cứng, độ chống mài mòn và khả năng chịu nhiệt phải cao. Hơn nữa, chúng cũng phải có độ dẻo cao để tránh tình trạng nứt, bể trong quá trình cắt vật liệu. Và đây cũng là yêu cầu của các loại thép làm dao chấn tôn. 

=> Sản phẩm liên quan: Thép tấm DC11

Thép tấm DC11 làm dao chấn tôn có ưu điểm gì?

Tại sao các xưởng cơ khí dùng thép tấm DC11 làm dao chấn tôn?

Thép tấm DC11 được cắt để gia công dao

Nếu như thép tròn đặc SKD11 là mác thép nổi tiếng trong ứng dụng làm khuôn dập nguội, thì thép DC11 được coi như là một phiên bản cao cấp của SKD11. Do đó, về cơ bản thì cả hai mác thép trên đều có các đặc điểm chung:

- Khả năng chịu mài mòn cao, độ dẻo dai tuyệt vời;

- Bề mặt gia công cắt gọt mịn, đẹp;

- Độ thấm tôi tốt, ứng suất tôi là thấp nhất;

- Độ cứng sau khi tôi chân không có thể đạt đến 58HRC – 60HRC;

- Có thể làm việc trong điều kiện dập liên hoàn, va chạm liên tục với lực lớn.

Với việc bổ sung thêm một số nguyên tố vào thành phần của DC11 nên:

- Đồng (Cu) chiếm 0,11% có => tăng độ bền, tính chống ăn mòn cho thép.

- Niken (Ni) chiếm 0,18% => tăng khả năng chống oxy hóa, cả ở môi trường nhiệt độ cao (dưới 500°C).

- Đồng (Cu) và Niken hỗ trợ Crom và Molipden tạo nên kết cấu bền vững hơn => giảm khả năng bị ăn mòn ở một số môi trường axit yếu và tăng độ bền cơ cho thép DC11.

Bên cạnh đó, nhờ công nghệ luyện kim hiện đại hàng đầu hiện này của hãng DaiDo mà độ cứng sau nhiệt luyện của thép DC11 có thể đạt đến 60HRC – 62HRC rất thích hợp để làm dao chấn tôn.

Tại sao người ta sử dụng mác thép DC11 làm dao chấn tôn nhiều?

Sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, Sevit đã giới thiệu một số khách hàng sử dụng DC11 để làm dao chấn tôn. Và phản hồi lại từ các khách hàng nhận được kết quả rất tốt. Tuổi thọ của dao tăng lên giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp, xưởng cơ khí.

Tại sao các xưởng cơ khí dùng thép tấm DC11 làm dao chấn tôn?

Thép tấm DC11 tại Sevit

Đối với mác thép DC11, độ cứng sau khi nhiệt luyện đạt 60 - 62 HRC nhưng vẫn cân bằng được độ dẻo và độ cứng. Từ đó, bộ dao chấn tôn của bạn có thể hạn chế tình trạng nứt, bể và tuổi thọ tăng lên. 

Đó là một số thông tin về thép tấm DC11. Hy vọng chúng hữu ích với bạn và giúp bạn có thêm sự lựa chọn cho các sản phẩm của mình. Nếu có vấn đề gì cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với Sevit qua 0332 91 61 61 nhé!

Liên hệ với Sevit qua:

  * Hotline: 0332 91 61 61

  * Fanpage: Sevit Special Steel

  * Zalo: Sevit Special Steel