So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa thép SKD61 và SKD11

Thép SKD61 và SKD11 đều là 2 mác thép nổi tiếng của Nhật Bản. Tuy nhiên, mỗi dòng thép lại được có những ứng dụng khác nhau. Hãy cùng Sevit so sánh 2 mác thép này để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các dòng thép này trong bài viết nhé.

1. Tổng quan về thép SKD61 và SKD11

a. Thép SKD61

Thép SKD61 là ký hiệu của mác thép theo tiêu chuẩn của Nhật Bản (JIS – Japan Industrial Standard) được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nóng và nguội. Tuy nhiên, SKD61 được ưa chuộng hơn trong công nghiệp nóng (thường sử dụng làm khuôn dập nóng). Ngoài ra, thép SKD61 còn có thể được ứng dụng vào việc thực hiện các sản phẩm như: khuôn đúc áp lực cho nhôm và kẽm, khuôn đúc áp lực, đầu đùn kim loại, xylanh ngành nhựa, lõi đẩy, đầu lò, dao cắt nóng, …

b. Thép SKD11

Thép SKD11 là mác thép thường gọi theo tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản. Tuy nhiên, nó còn được gọi theo nhiều tên gọi khác tùy theo các tiêu chuẩn của mỗi quốc gia. Với độ mài mòn cao, độ thấm tôi tuyệt vời, thêm khả năng cân bằng giữa độ cứng và độ dẻo nên nên thép SKD11 thường được ứng dụng trong ngành gia công cơ khí, gia công khuôn mẫu, chi tiết máy, gia công khuôn dập nguội, làm dao chấn tôn, dao hình, dao cắt bao bì.

2. So sánh thép SKD61 và SKD11 về thành phần hóa học

So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa thép SKD61 và SKD11

Từ bảng thành phần hóa học trên, ta thấy hàm lượng Cacbon và Crom có trong SKD11 lớn hơn nhiều so với thép SKD61. Điều này giúp cho thép SKD11 có được độ cứng cao hơn, có thể làm dao cắt được những chi tiết có độ cứng cao.

Ngược lại hàm lượng Molypden, Vanadi, Silic của thép SKD61 cao hơn thép SKD11, nên khả năng chịu nhiệt của thép SKD61 tốt hơn. Do vậy, thép SKD61 rất thích hợp cho các ứng dụng trong gia công khuôn dập nóng.

3. So sánh thép SKD61 và SKD11 về đặc tính

a. Đặc tính thép SKD61

- Cân bằng được nhiệt độ cao và độ dẻo. Khác với các loại thép thông thường, khả năng này mang lại cho SKD61 lợi thế lớn trong môi trường làm việc có nhiệt độ cao.

- Khả năng chịu mài mòn cao vì có chứa hợp kim Molypden.

- Khi được xử lý nhiệt, SKD61 có độ cứng đạt khoảng 50 HRC – 55 HRC. Gia công tốt ít biến dạng sau khi nhiệt luyện. Tuy nhiên, tôi quá cao sẽ làm cho thép trở nên giòn và dễ gãy.

- Tính chống ram và độ bền tốt của thép SKD61 ở nhiệt độ cao. Do Crom có tác dụng tạo Cacbit nhỏ mịn khi ram được tiết ra ở nhiệt độ trên 25000C, do đó nó có tính chống ram đến nhiệt độ 2500C ÷ 30000C.

  ---> Bài viết liên quan: Tất tần tật về thép SKD61 và ứng dụng của thép SKD61 trong đời sống

b. Đặc tính thép SKD11

- Độ cứng thép SKD11 sau khi nhiệt luyện đạt đến 58HRC – 60HRC nhờ hàm lượng Cacbon khoảng 1,5%.

- Nhờ hàm lượng Vanadi trong thành phần hóa học thép SKD11 tạo Cacbit VC có độ cứng rất cao, nhỏ mịn, nằm ở biên giới hạt ngăn cản sự lớn lên của Austenit khi nung làm tính chống mài mòn tăng và tính mài giảm.

So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa thép SKD61 và SKD11

- Thép SKD11 có khả năng chịu va đập và chồng mài mòn tốt nhờ tổ chức tế vi mà có nhiều Cacbit nhỏ mịn phân bố đều, tăng độ dai va đập do nhờ có Molipden trong thành phần hóa học mà giúp các Cacbit nhỏ mịn phân tán khi nhiệt luyện ở nhiệt độ cao.

- Molipden cùng với Crom có liên kết mạnh với Cacbon tạo Cacbit dạng Me6C giữ Cacbon lại trong Mactenxit làm cho thép SKD11 nâng cao tính chịu nhiệt, tính bền nóng và cứng nóng. Phù hợp với điều kiện làm việc chịu sự va đập mạnh thường sinh ra nhiệt.

- Crom tạo Cacbit nhỏ mịn được tiết ra ở nhiệt độ trên 25000C. Do đó nó có tính chống ram, vì thế có tính cứng nóng đến 30000C. Đồng thời, dẫn đến độ thấm tôi thép SKD11 rất tốt.

  ---> Bài viết liên quan: Thép SKD11 làm dao băm nhựa | Tuổi thọ cao - Chi phí thấp - Hiệu suất cao

Từ những so sánh thép SKD61 và SKD11 có thể nhận thấy cả hai mác thép đều có những khả năng đặc biệt tùy theo ứng dụng. Thép SKD11 có độ cứng cao, dễ gia công thường được ứng dụng làm khuôn dập nguội, dao xả băng, chi tiết chịu mài mòn cao, … Thép SKD61 có khả năng cân bằng giữa độ cứng và độ dẻo, chịu được môi trường nhiệt độ cao nên thường được ứng dụng trong gia công khuôn dập nóng. 

Cuối cùng, mỗi mác thép khác nhau đề có những ưu/nhược điểm khác nhau, tùy yêu cầu của từng loại sản phẩm mà bạn nên chọn loại phù hợp. Nếu chưa xác định được nên sử dụng mác thép nào, liên hệ Sevit theo các thông tin bên dưới để chúng tôi hỗ trợ bạn nhé!

  ---> Đặt thép tròn đặc SKD61 (Phi 11 - Phi 25)

  ---> Đặt thép tròn đặc SKD61 (Phi 28 - Phi 180)

  ---> Đặt thép tròn đặc SKD61 (Phi 190 - Phi 280)

  ---> Đặt thép tấm SKD61 (Dày 10 - Phi 315)

Liên hệ với Sevit qua:

  * Hotline: 0332 91 61 61

  * Fanpage: Sevit Special Steel

  * Zalo: Sevit Special Steel