Nên chọn thép làm bánh răng nào để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao?
Ngoài được sử dụng làm khuôn dập nóng ra, thép SKD61 còn được sử dụng trong một số ngành công nghiệp gia công khác. Một trong số đó chính là sử dụng thép SKD61 để làm bánh răng chịu tải trọng lớn.
Như bạn đã biết, thép tròn đặc SCM440 thường được các xưởng cơ khí ưu tiên dùng làm bánh răng vì những ưu điểm nổi bật của chúng. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành cơ khí chế tạo mà nhiều loại máy ra đời, nhiều môi trường cần sử dụng hơn nên có các yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Vì vậy, Sevit gửi tới bạn thép làm bánh răng mới có tốt hơn qua bài viết dưới đây.
Thép làm bánh răng phải hoạt động trong môi trường như thế nào?
Với các loại máy móc thông thường, bánh răng sẽ được sử dụng theo cặp. Tùy theo loại máy và nhu cầu sử dụng mà chúng có thể dùng từ 2, 3, 4 hoặc thậm chí nhiều cặp bánh răng hơn. Các cặp bánh răng này có tác dụng truyền động, điều phối tốc độ nhanh/chậm của động cơ máy. Vì vậy, đây là một trong những bộ phận quan trọng để máy móc hoạt động.
Bánh răng thường được làm từ SCM440
Khi hoạt động, bánh răng phải:
- Làm việc trong môi trường chịu tải trọng lớn, có thể thay đổi theo chu kỳ;
- Chịu lực ma sát liên tục khi hoạt động;
- Vùng chân răng dễ bị phá huỷ do chịu ứng suất uốn lớn;
- Chi tiết máy làm việc trong môi trường có khả năng va đập mạnh.
Đó là những vấn đề bánh răng thường gặp phải khi hoạt động trong môi trường bình thường. Với các môi trường cao cấp hơn, đòi hỏi thép làm bánh răng phải:
+ Khả năng chịu mài mòn tốt hơn vì tốc độ máy hoạt động tăng lên;
+ Chịu nhiệt tốt hơn vì môi trường trường sinh nhiệt khá lớn.
Vì vậy, bánh răng cần một mác thép tốt hơn như thép tròn đặc SKD61.
---> Bài viết liên quan: Bánh răng làm bằng thép tròn SCM440 như thế nào?
---> Sản phẩm liên quan: Thép Tròn Đặc SCM440H Hàn Quốc
SKD61 - Thép làm bánh răng cao cấp trong môi trường đặc biệt
Như bảng thành phần hóa học của SKD61 và SCM440, bạn hoàn toàn có thể thấy chúng có nhiều sự tương đồng. Nhờ những thành phần hóa học này, bạn có thể thấy sự phù hợp của các mác thép tròn đặc này với bánh răng.
So sánh thành phần hóa học thép SCM440 và SKD61
Ở phạm vi bài viết này, Sevit sẽ tập trung phân tích 2 yêu cầu chịu mài mòn tốt hơn và chịu nhiệt tốt hơn của SKD61. Điều giúp SKD61 vượt trội hơn thép SCM440 là nhờ:
+ Hàm lượng Crom trong thép SKD61 chiếm đến 5,15% => Khả năng chịu mài mòn tốt hơn rất nhiều so với các loại vật liệu thông thường khác như S45C, S50C, S55C và ngay cả SCM440.
+ Có thêm Vanadi trong mác thép SKD61 => Tăng khả năng chịu nhiệt độ của bánh răng lên đáng kể.
+ Hàm lượng Crom cao => Nguyên tố này giúp tăng khả năng chống mài mòn cao.
Vì vậy, trong môi trường chịu nhiệt độ cao rất cần thép tròn đặc SKD61 làm vật liệu cho các loại bánh răng cao cấp.
---> Sản phẩm liên quan: Thép Tròn Đặc SKD61 (Phi 28 - Phi 180)
Độ cứng thép SKD61 bao nhiêu là thích hợp khi làm bánh răng?
Thép tròn đặc SKD61 thích hợp làm bánh răng cao cấp
Độ cứng thông thường của bánh răng là 52 HRC – 55 HRC vì chúng làm việc trong môi trường chịu mài mòn và tải trọng cao. Với độ cứng này, SKD61 hoàn toàn có thể đáp ứng sau khi nhiệt luyện (tôi chân không).
Bên cạnh đó, thép SKD61 có độ dẻo cao giúp bánh răng hạn chế tình trạng nứt vỡ trong quá trình vận hành. Chính vì vậy, đây là mác thép được sử dụng trong nhiều loại máy móc cao cấp.
Tuy nhiên, trong quá trình gia công thường gặp các vấn đề độ cứng, nứt/vỡ, … vì xử lý nhiệt không đúng kỹ thuật. Điều quan trọng bạn cần làm là tìm các công ty cung cấp thép chất lượng và xử lý nhiệt chuyên nghiệp như Sevit để đảm bảo chất lượng của bánh răng. Liên hệ Sevit (0332 91 61 61) ngay để có những bộ bánh răng cao cấp nhất nhé!
---> Đặt thép tròn đặc SKD61 (Phi 11 - 25)
---> Đặt thép tròn đặc SKD61 (Phi 190 - 280)
Liên hệ với Sevit qua:
* Hotline: 0332 91 61 61
* Fanpage: Sevit Special Steel
* Zalo: Sevit Special Steel